qc

4:22 PM
0
Cách làm mắm rươi - Nhà văn Vũ Bằng trong Miếng ngon Hà Nội đã nhắc đến Rươi: "Cả một mùa không được ăn một miếng rươi vào miệng, không những bà ân hận, mà người chồng yêu quý của bà rất có thể lại làu nhàu."

Rươi là món ăn dân dã, vừa thích khẩu, đôi khi lại là nơi để người ta gửi vào cả nỗi nhớ, tình cảm gia đình:  Tôi còn nhớ những người ở tản mác dưới những phương trời xa lạ cả Âu lẫn Á, hồi trước chiến tranh vẫn gửi những lá thư về nhà nói với mẹ, với chị "cho xin một lọ mắm rươi", và tôi thích nghĩ lan man về những nỗi lòng của họ khi hạ bút viết nên câu đó. 

Hướng dẫn cách làm mắm rươi ngon

Hôm nay, Bí Ngô sẽ chia sẻ với các bạn cách làm mắm rươi !
NGUYÊN LIỆU
- Rươi: 1 kg
- Muối tinh: 150 gr
- Rượu nếp: 30 ml
- Thính gạo: 100 gr
- Bột gừng: 20 gr
- Vỏ quýt khô: 20 gr

Hướng dẫn cách làm mắm rươi ngon
CÁCH LÀM
- Muối tinh rang, tán nhỏ (nếu sử dụng muối hạt)

- Vỏ quýt rang vàng, tán nhỏ

- Rươi rửa sạch, nhạt hết tạp chất, để ráo nước. 

- Dùng đũa quậy rươi thành bột, trộn với muối.

- Cho rươi đã trộn kỹ vào hũ sành (hũ phải khô và sạch), đậy kín nắp, bọc bằng nilong, để ngoài nắng. Các bạn lưu ý không để côn trùng rơi vào, không nên đổ đầy hũ vì mắm sẽ trương nở và trào ra ngoài.
- Sau khoảng 3 - 4 tuần thì cho rượu, trộn đều.

- Được 5 - 6 tuần thì cho thính gạo nếp.

- Từ 7 - 8 tuần thì cho bột gừng, bột vỏ quýt.

- Sau khoảng 10 tuần thì chuyển mắm sang chai thủy tinh (khô + sạch), nút chạt rồi tiếp tục phơi nắng.

Mắm rươi có thể dùng sau khi muối khoảng 03 tháng.

Mắm rươi nếu làm theo đúng các bước ở trên có thể để được cả năm, màu sắc tươi đẹp, thơm ngon.

- Khi sử dụng mắm rươi nên để nguyên chất, không nên chưng (như mắm tép).

Mắm rươi có thể ăn với thịt luộc, cơm trắng, dùng để chấm...

- Mắm làm đúng theo quy trình trên sẽ để được hàng năm, mắm có màu sắc tươi đẹp, thơm ngon đặc biệt, ăn bảo đảm vệ sinh.

- Các bạn chú ý mắm rươi sử dụng phải là mắm nguyên chất, không được đem đun chín vì như vậy sẽ làm mất mùi đặc trưng của rươi. Mắm rươi rất dễ hỏng vì thế mỗi lần lấy mắm nên rót ra bát, đậy nắp lại ngay và không để các tạp chất rơi vào.

Màu vàng tái của mắm rươi nhắc ta nhớ lại màu đất của đồng ruộng mịn mỡ, làm cho ta yêu mà như đau nhói ở tim, vì hình ảnh của những người làm ruộng chân lấm tay bùn ở dưới mưa dầu nắng lửa. Nhớ anh em khôn xiết, thương đồng bào bao nhiêu. Ăn một miếng mắm ở phương xa, bao nhiêu là kỷ niệm đất nước cũng đi theo luôn vào lòng mình; người khách tha hương thấy đồng bào tuy là cách mặt mà vẫn thương mình, vứa cảm động, vừa thương thân, sao cho khỏi vừa mừng, vừa tủi? (Rươi  - Vũ Bằng).
qc

0 comments:

Post a Comment